Những văn bản pháp luật về bình đẳng giới mới được xây dựng, ban hành
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2024 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025) với nhiều điểm mới, tiến bộ, phù hợp hơn với tình hình thực tiễn và bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng: quy định thống nhất với Bộ luật Lao động năm 2019 về tuổi nghỉ hưu, điều kiện về tuổi hưởng lương hưu; bổ sung chế độ thai sản vào chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện; bổ sung quyền thụ hưởng chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thay vì chỉ hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất như Luật hiện hành; sửa đổi, bổ sung các quy định về hưởng chế độ thai sản trong các trường hợp phải nghỉ việc để điều trị vô sinh, sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ, con bị chết sau khi sinh...
Cập nhật kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ nhỏ do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức
- Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Việc làm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã nghiên cứu, đánh giá lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào các chính sách phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, thống nhất, có sự quản lý, kiểm soát, điều tiết của Nhà nước; hoàn thiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp hướng tới là công cụ quản trị thị trường lao động; phát triển kỹ năng nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 24/11/2024 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24 tháng 11 năm 2023 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, trong đó đề ra một số chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới như: Tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương đạt 50% vào năm 2025 và 60% vào năm 2030; Tỷ lệ nữ học viên, học sinh, sinh viên được tuyển mới thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp đạt 30% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030; 100% tỷ lệ phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hưởng trợ cấp xã hội vào năm 2030; Tỷ lệ người bị bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tiếp cận ít nhất một trong những dịch vụ hỗ trợ cơ bản đạt 80% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; Tỷ lệ người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn đạt 50 % vào năm 2025 và 70 % vào năm 2030; Tỷ lệ cơ sở trợ giúp xã hội công lập triển khai các hoạt động trợ giúp phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đạt 70% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030; Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế đạt trên 80% vào năm 2025.
- Một số dự án Luật, Chương trình về bình đẳng giới cũng đã được đưa vào nhiệm vụ triển khai Nghị quyết như: Dự án sửa đổi, bổ sung Luật Bình đẳng giới dự kiến trình Quốc Hội năm 2027; Đề án nghiên cứu, xây dựng Chương trình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2026-2030…
Minh Anh ( tổng hợp)